Cộng tính trong văn hóa Việt Nam Cộng_tính_văn_hóa

Kiến trúc

Ngôi nhà mang một ý nghĩa to lớn với mỗi người Việt Nam vì nó là hiện thân của những giá trị gia đình, là tài sản lớn không chỉ của một người mà của nhiều thế hệ. Khi các giá trị Tam giáo, đặc biệt là Nho giáo, ăn sâu vào đời sống gia đình Việt Nam, việc xây nhà, thiết kế không gian trong nhà của mỗi gia đình vì thế cũng không đơn thuần chỉ là câu chuyện về kiến trúc, mà còn là quan niệm,

Hình ảnh các ngôi nhà cổ ở Hà Nội với các biểu tượng Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo xuất hiện cùng với kiến trúc Pháp [6].

niềm tin của các thế hệ trong gia đình gửi gắm vào trong đó.[7]. Thời kỳ đầu thế kỷ 20 là thời điểm Việt Nam đang chịu ảnh hưởng sự tiếp biến giữa các dòng văn hóa, giữa gốc văn hóa Tam giáo, Trung Quốc và sự ảnh hưởng của người Pháp. Vì thế, những ngôi nhà xây dựng trong thời gian này trở thành nơi giao thoa giữa các hệ giá trị khác nhau, là nơi chứa đựng ký ức thị dân thời kỳ quan trọng đó.[8].

Các mặt tiền nhà cổ tại Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố của Nho giáo, Phật giáo, và Đạo giáo. Ví dụ, những biểu tượng đặc trưng như hoa sen, hoa cúc, cuốn thư, đào tiên, bánh xe luân hồi được các kiến trúc sư và/hoặc người thợ đưa vào mặt tiền của mỗi ngôi nhà một cách khéo léo, hòa hợp với họa tiết đặc trưng phương Tây (Pháp) như cột kèo, hoa chuông, v.v.. Dù không dễ dàng nhận ra, nhưng sự xuất hiện của các yếu tố đạo Phật khiến phong cách trang trí của ngôi nhà đậm tính Trung Quốc, hoặc lai giữa Pháp và Trung Quốc [6].

Ẩm thực

Hiện tượng cộng tính văn hóa trong ẩm thực Việt Nam cũng rất rõ nét, ví dụ như bún riêu, bún thang, lẩu thập cẩm [9].

Bún riêu: Không khó để thấy thành phần một bát bún riêu ngày càng trở nên đa dạng, kéo theo sự phức tạp của việc chuẩn bị. Nhiều bà nội trợ thông thạo cho biết, những thành phần mới đang tiếp tục được bổ sung vào bát bún riêu hiện đại chưa hề tồn tại trong bát bún riêu truyền thống.

Bún thang: Chữ “thang” ở đây được lý giải như một thang thuốc, món ăn với tính chất cân bằng và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên thì cách nói đó mô tả sự phức tạp của chuẩn bị và chi li của các thành phần chuẩn bị, tương tự như các nhà thuốc đông y chuẩn bị thành phần dược liệu, hơn là nói về “dược tính” của bún thang.

Lẩu thập cẩm: Trên thực tế, các nguyên liệu dùng để ăn với lẩu rất đa dạng và đủ loại, như mỳ, bún, trứng vịt lộn, ốc, ếch, nấm, v.v. Riêng về rau, ở miền núi người dân có thể cho cả lá cây tầm bóp vào nước lẩu. Lá này ngăm đắng, vị không ngon, nhưng có người thích. Nó có tính hàn (theo cụ Đỗ Tất Lợi) và nếu điều chỉnh liều lượng không thì sẽ gây đau bụng. Ở miền Nam, có nhiều người ngắt bỏ thêm lá xoài non vào ăn như rau cho lạ vị.